Có những thứ đã từng chỉ là giấc mơ điên rồ, giấc mơ chỉ đến với hiện thực khi có những con người tin rằng điều đó là khả dĩ. Và kiến trúc cũng vậy…

Showroom Address: 483A Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

Factory Address: 421 Ấp An Hòa, Xã An Sơn, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Hotline: +84 902 820 666 | +84 282 228 2666

Địa chỉ Showroom: 483A Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

Địa chỉ Xưởng: 421 Ấp An Hòa, Xã An Sơn, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 0396.37.3979

Top

Bước vào một căn phòng chỉ vỏn vẹn hai màu trắng đen chắc hẳn sẽ khiến một số người cảm thấy buồn chán và khó chịu. Nhưng nếu bạn là một người thích quan sát và suy ngẫm từng chi tiết mang tính nghệ thuật của vật các chất xung quanh thì phong cách Tối Giản hoàn toàn có thể chinh phục được bạn.

Vậy phong cách Minimalist là gì và có những đặc trưng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phong cách Minimalist bắt nguồn từ đâu?

Phong cách Minimalist (hay Minimalism) nói chung là một trào lưu nghệ thuật bắt nguồn từ sau thế chiến thứ II và nở rộ chủ yếu ở Mỹ vào thập niên 60 và đầu thập niên 70. Phong cách chú trọng vào việc đơn giản hoá những thứ không thực sự cần thiết ở nhiều mặt.

Đặc biệt trong phong cách thiết kế nội thất, các nhà thiết kế luôn ưu tiên sử dụng các vật dụng nội thất đơn giản, ít chi tiết nhưng hiện đại để giúp không gian trở nên thoáng đãng và rộng rãi.

Phương châm của phong cách Minimalist

Ludwig Mies van der Rohe (1886–1969) – nhà kiến trúc sư tài ba cũng là cha đẻ của phong cách này luôn nhắc đến phương châm “Less is more” trong các thiết kế của phong cách này, nghĩa là ít về vật chất nhưng nhiều về tinh thần. Các thiết kế của ông là nền tảng để phát triển lối kiến trúc tối giản này.

Ông thường chỉ sắp xếp các thành phần thực sự cần thiết trong các thiết kế của ông, nhưng lại tạo ra hiệu ứng điểm nhấn vô cùng mạnh mẽ dù vẫn giữ được bản chất đơn giản của phong cách. “Doing more with less” cũng là phương châm được nhà thiết kế Buckminster Fuller (1895–1983) áp dụng trong nhiều thiết kế của ông, nhưng ông chú trọng ở mặt kĩ thuật và công nghệ hơn là tính thẩm mỹ.

Vì sao phong cách tối giản này tồn tại?

Sự cân bằng trong thiết kế chính là giá trị mà các nhà thiết kế luôn muốn hướng tới. Với phong cách Minimalist, chúng ta hoàn toàn có thể chinh phục được điều này. Với các thiết kế đơn sắc hình khối làm điểm nhấn cùng ánh sáng hài hoà mang lại không gian yên tĩnh cho căn phòng. Đen trắng là cung sắc hoàn toàn đối lập, nhưng khi kết hợp lại mạng lại hiệu ứng thẩm mỹ cực kì hiệu quả.

Không những tôn lên những đường nét của vật dụng mà phong cách này còn nhắc nhở ta về năng lực của các khoảng không trong căn phòng, nơi giúp bạn phát triển trí óc của mình. Màu trắng tinh khôi đóng vai trò lấp đầy các chi tiết mạnh mẽ của màu đen đầy táo bạo. Có thể nói, lý do mà phong cách này tồn tại là do bản chất nguyên sơ và sự cân bằng mà nó mang lại đã thúc đẩy các nhà thiết kế không ngừng lựa chọn và phát triển chúng.

Phong cách nội thất Minimalist – một ý tưởng từ nghệ thuật

Với lối thiết kế đơn giản cùng song sắc trắng đen và ánh sáng hài hoà sẽ phô lên hết được từng hình dáng chi tiết của nội thất trong căn phòng. Chính vì vậy, các nhà thiết kế luôn lựa chọn nội thất vô cùng kĩ lưỡng để chúng có thể phát huy được tính nghệ thuật của mình. Tuy là đơn sắc nhưng nó vẫn mang lại hiệu ứng nghệ thuật nhất định.

Song, màu nền của tường, trần và nền nhà cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Sự kết hợp giữa ánh sáng và màu nền sẽ quyết định rất nhiều đến việc thể hiện các góc cạnh và hình thù của vật dụng, hay nói cách khác là phô diễn được vẽ mỹ quan của nội thất.

Những đặc điểm trong phong cách thiết kế Minimalist

Nội thất tối giản

Cốt lõi của phong cách vẫn là chủ nghĩa tối giản nên vật dụng bên trong luôn đặt sự đơn giản lên hàng đầu. Các nội thất được thiết kế với hình dáng mặt phẳng, hai chiều và hầu như rất ít các hình dạng xoắn ốc cầu kì. Do vậy, căn phòng có thể sẽ trông rất nhàm chán. Chính vì thế, việc chọn nội thất đơn giản nhưng có điểm nhấn cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như về màu sắc, làm sao cho có tính tương phản với màu tường hay nền nhà, hay các vật dụng tuy đơn giản nhưng có tính ứng dụng cao và chất lượng tốt cũng không thể thiếu.

Phong cách màu sắc

Đen và trắng là các gam màu chủ đạo xuyên suốt của Minimalist. Việc sử dụng nhiều màu sắc là một điều tối kị của phong cách này. Nếu màu trắng hay xám là màu nền của phòng thì màu đen chắc chắn sẽ được sử dụng rất nhiều cho các vật dụng nội thất, và ngược lại. Việc chọn màu đen trắng làm màu sắc chủ đạo sẽ tạo độ tương phản cho nền nhà và nội thất bên trong căn phòng.

Thêm vào đó, màu trắng cũng rất được ưa chuộng để sử dụng cho màu tường, vì nó đem lại cảm giác thoáng đãng và rộng rãi cho căn phòng, mà trong đó thiết kế cũng rất chú trọng đến khoảng không.

Cách bày trí

Bản chất của chủ nghĩa tối giản là loại bỏ sự cầu kì, các thứ không cần thiết xung quanh ta, nên có thể dễ dàng thấy được các thiết kế phòng của phong cách này chừa lại khá nhiều các khoảng trống. Để hướng tới giá trị của sự giản đơn, Minimalism hạn chế rất nhiều các hoạ tiết rườm ra, phô trương và chiếm nhiều khoảng không.

Thay vào đó là các thiết kế kế đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế, giúp thiết lập một không gian cân bằng giữa ánh sáng, nội thất và bố cục của căn phòng.

Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu

Ánh sáng là một trong những yếu tố nghệ thuật cực kì quan trọng trong các thiết kế của phong cách tối giản này. Để làm nổi bật lên các đường nét của vật thể hình khối và tô điểm cho các khoảng không trong thiết kế, ánh sáng luôn được các nhà thiết kế chú trọng.

Ánh sáng nhân tạo được chọn lựa hết sức cẩn thật để tôn lên hình dáng của nội thất cũng như mang lại hiệu ứng thẩm mỹ cao. Ánh sáng tự nhiên được đưa vào từ các cửa sổ cỡ lớn để tạo ra khoảng không lớn, rộng rãi theo đúng như bản chất của phong cách.

Lời kết

Phong cách Minimalist giống như một “liều thuốc” cho những ai đang cảm thấy bí bách với cuộc sống quá bon chen và bận rộn bên ngoài, muốn trở về căn phòng nơi mang lại sự tĩnh tại trong tâm hồn và trở về với bản ngã của chính mình. Vì suy cho cùng thì bản chất của phong cách không nằm ở bề ngoài mà nằm trong tâm hồn và tư duy của người sử dụng. Phong cách này một lần nữa đưa bạn đến bản chất nguyên sơ và sự cân bằng trong cuộc sống.

Sau khi đọc bài blog này, hy vọng bạn đã mường tượng được trong đầu về phong cách này. Hãy ghé thăm Xoài Interior & Build của chúng tôi để tham khảo nhiều mẫu nội thất đa dạng và liên hệ để nhận được tư vấn bất cứ lúc nào nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tham khảo bài viết này

360 Showroom 360 Showroom